Trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ thông tin, người dùng Internet có thể tạo ra cho riêng mình các Website chỉ trong vài thao tác. Tuy nhiên, để website có thể vận hành trơn tru thì việc lựa chọn nơi lưu trữ website phù hợp không hề đơn giản như mọi người suy nghĩ. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để độc giả có các tiêu chí phù hợp trong quá trình lựa chọn nơi lưu trữ Website.
Những tiêu chí nào để đánh giá một Host phù hợp?
1. Xác định rõ nhu cầu của bạn: Trước khi đánh giá Host có phù hợp với bạn hay không, bạn cần hình thành các tiêu chí chính của Web như: dung lượng lưu trữ nội dung web, số lượng người truy cập tối đa có thể để ước lượng băng thông cần thiết cho mình, ngôn ngữ phát triển website.
2. Uptime - vấn đề đầu tiên nên xem xét của một hosting: Uptime là thời gian mà server còn trong tình trạng hoạt động. Với một website thì thời gian "sống" thực sự rất quan trọng, nhất là các website thương mại điện tử, chỉ cần vài phút không truy cập được cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mất đi một lượng lớn khách hàng. Vì thế trước khi chọn một nhà cung cấp hosting, hãy tìm hiểu thông tin và những cam kết của họ về uptime. Nhà cung cấp thực sự đáng tin cậy phải là nhà cung cấp đảm bảo cho web của bạn có thể truy cập được 24/24, server phải có uptime tối thiểu 99%.
3. Support - Dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng: Một điều đáng quan tâm nữa khi lựa chọn nhà cung cấp đó chính là các dịch vụ hỗ trợ của họ. Sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp web hosting thực thụ phải thể hiện ở việc hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/24 bên cạnh việc cung cấp đầy đủ những gì cơ bản mà bạn cần. Vì thế bạn nên thử kiểm tra các dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ trước khi đi đến quyết định.
4. Tương thích, nâng cấp và bảo mật: Tính tương thích, khả năng nâng cấp và độ bảo mật cũng là vấn đề bắt buộc bạn phải quan tâm. Một hệ thống không có khả năng nâng cấp sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng lạc hậu khi mà công nghệ ngày nay phát triển như vũ bão. An toàn thông tin chính là mấu chốt cho việc tồn tại website của bạn. Thông tin là vô giá, nếu mất thông tin, bạn sẽ mất tất cả. Hãy chắc rằng nhà cung cấp sẽ mang đến cho bạn những web hosting an toàn, tránh được sự dòm ngó của hacker, chống được sự xâm nhập của virus, cùng khả năng sao lưu phục hồi dữ liệu trong trong trường hợp sự cố xảy ra.
5. Giá cả: Với đại đa số người dùng thì giá cả là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên thông thường số tiền bạn bỏ ra sẽ đi đôi với chất lượng dịch vụ mà bạn được cung cấp. Do đó bạn đừng nên quá chú trọng vào các khuyến mãi hay những lời quảng cáo hấp dẫn về giá mà hãy biết cân nhắc giữa chi phí cần bỏ ra và những đòi hỏi về cấu hình web hosting cùng những dịch vụ mà nhà cung cấp mang đến cho bạn.
Hãy thử dạo một vòng trên internet, dù bạn là ai cũng sẽ dễ rơi vào trạng thái choáng ngợp và bối rối trước hàng trăm nhà cung cấp web hosting cùng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, giá cả thì cỡ nào cũng có. Khó có thể nói rằng nhà cung cấp nào là tốt nhất vì sự đánh giá còn tùy thuôc vào mục đích và nhu cầu của mỗi người. Những so sánh dạng "Top x web hosting" luôn được tìm thấy với nhiều kết quả khác nhau. Hãy cùng nhau điểm qua một số nhà cung cấp tiêu biểu để có thể đưa ra quyết định cho chính mình khi bạn đang muốn tìm kiếm một nơi lý tưởng để đặt web.
Free hosting cho website "cây nhà lá vườn"
Nếu bạn chỉ cần làm một website cá nhân, một trang blog riêng hay chỉ muốn thử nghiệm một vài thứ gì đó thì free hosting là lựa chọn đáng quan tâm vì bạn không cần phải bỏ ra bất kì một chi phí nào để sỡ hữu nó. Thế nhưng bù lại, đã là free thì sẻ chẳng có bất kì cam đoan nào từ nhà cung cấp cho bạn, bởi chẳng ai bỏ tiền cho không một cái gì. Miễn phí thì luôn kèm theo những quảng cáo hoặc chỉ cung cấp ở mức hạn chế cho bạn một số tính năng nào đó... và có thể một ngày nó không còn xuất hiện trên internet mà không có bất cứ một thông báo nào. Điểm mặt một số nhà cung cấp tiêu biểu trên thế giới, có thể kể đến như www.byethost.com, www.hostingtribe.com, www.awardspace.com, www.110mb.com, ...
1. Byethost (www.byethost.com) có lẽ là free hosting có tốc độ truy cập cũng như các dịch vụ kèm theo tốt nhất. Dung lượng đĩa là 250MB với băng thông hàng tháng 6GB, kèm theo những tính năng của một web hosting chuyên nghiệp như: quản lý file bằng FTP, Control Panel, hỗ trợ Addon domain, Parked Domains, Sub-Domains,... Byethost là hosting hỗ trợ bạn chạy web viết bằng PHP cũng như cung cấp 5 cơ sở dữ liệu MySQL. Điều đáng chú ý ở byethost chính là không có quảng cáo kèm theo và thời gian tồn tại của byehost trên cộng đồng internet cũng đã khá lâu đời. Khi sử dụng dịch vụ miễn phí tại byethost, bạn cần chú ý rằng tài khoản sẽ bị hủy nếu trong vòng 30 ngày bạn không truy cập vào Control Panel đề quản lý site của mình.
2. HostingTribe (www.hostingtribe.com) bạn đươc cung cấp một dung lượng lưu trữ 500MB cùng băng thông 20GB/ tháng. Đây cũng là một web hosting chạy PHP, hỗ trợ MySQL, có uptime lên đến 99,8%. Dù không có quảng cáo kèm theo wetsite của bạn nhưng panel điều khiển thì tràn ngập quảng cáo, dễ khiến ta choáng ngợp. Hạn chế về dung lượng file (mỗi file tối đa 500KB) cũng là một điểm yếu của HostingTribe.
3. Awardspace.com (www.awardspace.com) thì cho bạn dung lượng lưu trữ cũng như băng thông hằng tháng ít hơn. Chì 200MB cùng 5GB băng thông, nhưng như thế có lẽ cũng quá đủ đối với một free hosting. Không chỉ hỗ trợ PHP, Awardspace.com còn chấp nhận các loại kịch bản như CGI, PHP, SSI, FrontPage Extensions, Perl,...Điểm nổi bật ở Awardsapce.com đó là việc hỗ trợ Firewall Protection. Thế nhưng free hosting này chỉ cho phép bạn sử dụng 1 database MySQL với dung lượng tối đa 10MB, giới hạn về dung lượng file cũng ở mức tối đa là 500KB - thật khó cho việc upload dữ liệu nào khác ngoài những trang web của bạn.
4. 110mb.com (www.110mb.com) - với cái tên như thế nhưng dịch vụ free hoting của 110mb.com lại cung cấp cho bạn một dung lượng lưu trữ khá lớn - 5GB miễn phí - cùng 300GB băng thông. Hỗ trợ gần như mọi thứ cơ bản bạn cần: PHP, FTP, MySQL,... và không có quảng cáo bất cứ nơi đâu. Hạn chế dung lượng tối đa một file ở mức 8MB, không hỗ trợ .htaccess/.htpasswd, tự động backup là những khiếm khuyết tại 110mb.com.
Lạc giữa hàng trăm free hosting PHP miễn phí chạy trên máy chủ LINUX, websamba (www.websamba.com) dường như là đại diện tiêu biểu cho dịch vụ hosting miễn phí hỗ trợ ASP chạy trên nền Windows ít ỏi. Máy chủ chạy windows 2000 với IIS 5.0 cung cấp hầu hết các tính năng của ASP 3.0. Cơ sở dữ liệu được hỗ trợ đó là Microsoft Access. Một điểm mạnh nữa của websamba chính là không giới hạn về băng thông. Thế nhưng tại đây, bạn chỉ được cung cấp 1 dung lượng lưu trữ ít ỏi 30MB cùng với một tài khoản FTP. Tên miền chỉ được sử dụng dạng subdomain cung cấp sẵn của websamba cũng là một bất tiện cho bạn khi sử dụng.
5. Somee.com (https://somee.com) cũng là một host windows giống websamba nhưng nhỉnh hơn về dung lượng lưu trữ (105 MB) cùng với việc hỗ trợ công nghệ ASP.NET mới nhất. Không giới hạn về kích thước tối đa của file nhưng băng thông lại giới hạn ở mức 3GB/ tháng. Một phiền toái nữa với người dùng đó là dịch vụ của somee.com có một ít quảng cáo nhỏ kèm theo.
Tại Việt Nam ta cũng có một số nhà cung cấp free web hosting, có thể nhắc đến như http://free.maichoi.org, http://www.plus.vn, http://nguoinha.com ... Nhưng đại đa số đều là những reseller của các nhà cung cấp nước ngoài.
Các bạn có thể tham khao thêm về các nhà cung cấp free hosting tại http://www.free-webhosts.com.
Web hosting có tính phí. Nhọc nhằn host Việt, host ngoại....
Để tạo lập được một website chuyên nghiệp, hay đơn giản hơn chỉ là bạn muốn duy trì lâu dài web của mình trên internet thì những gì bạn cần một free hosting sẽ không thể đáp ứng. Như người ta vẫn thường nói - "tiền nào thì của nấy" - mức chi phí bạn bỏ ra sẽ tương xứng với kết quả đạt được. Tuy nhiên bạn cũng nên tối ưu hóa mức chi phí phải trả bằng việc xem xét kĩ trước khi quyết định chọn cho mình nhà cung cấp thích hợp.
Hosting Việt - nhiều ưu điểm nhưng lắm điều phải lo
Nếu bạn muốn tạo lập một website phục vụ chủ yếu trong nước và yếu tố tốc độ được bạn chú trọng đến hàng đầu thì những nhà cung cấp tại Việt Nam sẽ là lựa chọn của bạn. Do cơ sở hạ tầng internet của Việt Nam kết nối với thế giới chưa thật mạnh cho nên những server đặt trong lãnh thỗ hoặc lân cận Việt Nam sẽ có được lợi thế về tốc độ truy cập. Bạn sẽ cảm thấy rất rõ sự khác biệt về tốc giữa những website đặt trên host của nhà cung cấp Việt và nước ngoài. Một ưu điểm nữa khi thuê host Việt nam chính là bạn có thể trực tiếp thanh toán hoặc liên hệ với nhà cung cấp một khi có sự cố.
Nếu bạn muốn tạo lập một website phục vụ chủ yếu trong nước và yếu tố tốc độ được bạn chú trọng đến hàng đầu thì những nhà cung cấp tại Việt Nam sẽ là lựa chọn của bạn. Do cơ sở hạ tầng internet của Việt Nam kết nối với thế giới chưa thật mạnh cho nên những server đặt trong lãnh thỗ hoặc lân cận Việt Nam sẽ có được lợi thế về tốc độ truy cập. Bạn sẽ cảm thấy rất rõ sự khác biệt về tốc giữa những website đặt trên host của nhà cung cấp Việt và nước ngoài. Một ưu điểm nữa khi thuê host Việt nam chính là bạn có thể trực tiếp thanh toán hoặc liên hệ với nhà cung cấp một khi có sự cố.
Thế nhưng chi phí đi thuê host tại nước ta tương đối khá đắt và đại đa số có cơ sở hạ tầng chưa cao, chất lượng phục vụ, hỗ trợ khách hàng chưa được tốt, vấn đề về an ninh bảo mật trong nước cũng chưa được đề cao đúng với tầm của nó. Thuộc hàng top những nhà cung cấp có uy tín trong nước có thể liệt kê ra đây như PAVietnam (www.pavietnam.net), KhongGianMang (www.khonggianmang.com), Nhân Hòa (www.nhanhoa.com), www.hosting.net.vn, digipower (www.digipower.com), FPT (www.fptdata.com) ...
Nhìn chung các nhà cung cấp này đều đưa ra cái gói dịch vụ chia thành nhiều cấp độ khá giống nhau: sinh viên, bán chuyên nghiệp, chuyên nghiệp, cá nhân, doanh nghiệp, thương mại điện tử,... với mức giá từ 1,5 đến trên 10USD/tháng. Ứng với từng gói dịch vụ khác nhau bạn sẽ nhận được host với dung lượng từ 200MB đến 5GB cùng băng thông trong khoảng 10GB đến 50GB/tháng kèm theo gần như đầy đủ các chức năng của một hosting chuyên nghiệp bao gồm cơ sở dữ liệu, email, password, bảo vệ thư mục, domain, subdomain,... Hầu như không có sự chênh lệch nào về giá giữa Windows hosting và Linux hosting ở các nhà cung cấp.
Hosting ngoại - giá rẻ nhưng cũng lắm nỗi phiền
Khi đi thuê hosting nước ngoài bạn sẽ nhận thấy ngay rằng hosting Việt ta cho thuê với giá quá đắt. Chỉ cần vài cú search trên google, bạn sẽ tìm thấy hàng trăm nhà cung cấp với nhiều giá cực sốc đi kèm với những gói dịch vụ vô cùng chuyên nghiệp.
Khi đi thuê hosting nước ngoài bạn sẽ nhận thấy ngay rằng hosting Việt ta cho thuê với giá quá đắt. Chỉ cần vài cú search trên google, bạn sẽ tìm thấy hàng trăm nhà cung cấp với nhiều giá cực sốc đi kèm với những gói dịch vụ vô cùng chuyên nghiệp.
Tại www.iweb.com, shared hosting được bán với giá một tách café - 1,67USD/tháng cho gói dịch vụ đầy đủ tính năng với 600GB dung lượng lưu trữ và gần như không giới hạn tất cả các khoảng mục khác bao gồm băng thông, domain, email, cơ sở dữ liệu,... bù lại hợp đồng bạn phải trả ngay một lần cho 10 năm thuê host.
Vào www.godaddy.com, một gói dịch vụ với dung lượng lưu trữ 300GB và 3TB băng thông hàng tháng được chào với giá 4,29USD/tháng. Dù là một nhà cung cấp domain hơn là một nhà cung cấp hosting chuyên nghiệp, nhưng xét về tính năng, hosting của godaddy không hề thua kém hosting của bất kì nhà cung cấp nào. Thế nhưng giao diện quản lý tài khoản của godaddy lại vô cùng khó sử dụng, một điểm yếu đáng kể của nhà cung cấp này.
Kể đến các nhà cung cấp hosting nước ngoài hiện nay không thể không nói đến bluehost (www.bluehost.com). Với chi phí trả ngay cho 2 năm sử dụng, bạn sẽ được cung cấp một gói dịch vụ gần như không giới hạn về mọi thứ, bao gồm dung lượng lưu trữ, băng thông và domain. Số tài khoản email đươc sử dụng lên đến 2500, host hỗ trợ hầu hết các script chạy trên nền Linux. Bên cạnh đó, bạn còn được tặng một domain miễn phí khi sử dụng dịch vụ web hoting tại bluehost.
Những gương mặt tiêu biểu khác trong lĩnh vực cung cấp hosting có thể được biết đến như www.ipower.com, Yahoo, Host Gator (www.hostgator.com), DreamHost (www.dreamhost.com), HostMonster (www.hostmonster.com) thì có các mức giá dao động từ 5 đến 8USD/tháng.
Đa số các nhà cung cấp đều cam kết hỗ trợ kỹ thuật lẫn các dịch vụ khách hàng 24/7 và bảo đảm uptime của server lên đến 99,9%. Tốc độ truy cập tại Việt Nam thì đạt mức khá. Tuy nhiên bạn cũng có thể kiểm chứng tốc độ cũng như uptime của từng nhà cung cấp bằng cách sử dụng dịch vụ monitor tại www.siteuptime.com hoặc http://host-tracker.com.
Host ngoại có nhiều mặt lợi thế về công nghệ và tính năng nhưng lại hạn chế cho người Việt về vấn đề thanh toán. Người Viêt chưa quen với hình thức thanh toán trực tuyến, dùng visa, mastercard. Bên cạnh đó, ý thức về bản quyền và sở hữu trí tuệ của người dân cũng như luật của Nhà nước ta vẫn chưa chặt chẽ, tình trạng chia sẻ, sử dụng các phần mềm, các nội dung số vi phạm bản quyền gần như là thói quen của đại đa số người dùng thì khi lưu trữ những nội dung đó tại hosting nước ngoài, tài khoản của bạn có nguy cơ bị hủy rất cao mà không được báo trước.
Một điểm cần lưu ý nữa là dù cho gói dịch vụ được cung cấp như thế nào đi nữa thì đây cũng chỉ là những share hosting. Vì thế, một khi bạn sử dụng quá tài nguyên của hệ thống ở một giới hạn nào đó, tài khoản của bạn sẽ bị khóa. Hãy nghĩ đến việc thuê những server riêng độc lập như một giải pháp nếu bạn muốn gầy dựng một website phục vụ lượng truy cập hàng trăm ngàn người hay chạy các website thương mại điện tử, Website có cơ sở dữ liệu lớn.
Kết luận
Như vậy, nếu bạn muốn mở Website cho cá nhân thì việc hosting có vẻ dễ dàng, rẻ và tiện lợi khi sử dụng hosting ngoại. Tuy nhiên, nếu Website của bạn dùng cho kinh doanh thì mọi việc trở nên rối rắm, khó khăn với hàng loạt thông số kỹ thuật trước, trong và sau khi vận hành Website. Khi đó vai trò của các hositng Việt trở nên phù hợp cho bạn hơn, cho dù giá đắt hơn hosting ngoại.
____________
Theo Tạp chí điện tử - CNTT
No comments:
Post a Comment