Please enable JavaScript to access this page.

Tuesday, March 17, 2009

EASEUS Partition Manager Home Edition 3.0.2 - Chương trình phân vùng mạnh mẽ

EASEUS Partition Manager (EPM) phân vùng được mọi đĩa cứng cực lớn 800GB

Giao diện của EPM dễ sử dụng, có thêm mục tự làm ra đĩa CD Autoboot khi nào bạn không được phép làm việc được trong Windows.

Với sự có mặt EPM, bạn có thể tạo ra thêm một phân vùng mới, format lại qua NTFS hay FAT32, định lại kích thước lại phân vùng thật dễ dàng mà không mất dữ liệu gì cả do nó làm việc phân vùng (resize) ở những khoảng trống đĩa cứng.


I) Những chức năng chính của EPM:

- Hỗ trợ mọi đĩa cứng từ 20GB đến size cực lớn 800GB mà file cài đặt lại nhỏ
- Tạo ra một phân vùng mới hay xoá đi phân vùng nào đó
- Giấu đi phân vùng hay cho hiện trở lại phân vùng nào đó đã giấu đi
- Ðịnh lại kích thước mới, di chuyển đi phân vùng không mất dữ liệu
- Thiết lập cho phân vùng nào active hay logical
- Thấy trước mọi thay đổi phân vùng, trước khi quyết định (apply) thực hiện cho đĩa cứng.

II) Cấu hình hệ thống đòi hỏi: HĐH phải là WinNT (SP4) hayWin 2000, XP hoặc 2003

III) Sử dụng phần mềm:

Cửa sổ phải dành chính thể hiện các phân vùng đang có mặt có trong đĩa cứng 1 hay 2, cả trong USB cũng nhận ra khi gắn vào phân vùng được.

Ở dòng cuối, có các cột màu cho biết FAT hay NTFS hoặc phân vùng nào thuộc extend, logical hay primary...

1) Thanh menu có các mục General, View, Disk Partition, Tools và Help. Chỉ có ở mục Tools mới có công cụ riêng giúp bạn làm đĩa CD Autoboot hay đĩa mềm để làm việc ngoài Windows.

2) Thanh công cụ kế tiếp có nút Undo (huỷ bỏ tác vụ mới chọn), Discard (huỷ bỏ hết mọi tác vụ đã chọn), Apply (áp dụng thực hiện ngay không thay đổi gì được nữa)

- Resize\Move (thay đổi kích thước\di chuyển phân vùng): giảm kích thước phân vùng dư thừa, rồi tăng size cho phân vùng kế liền đó nhưng nhớ phải kéo thật sát với phân vùng cũ.
- Delete (xoá phânvùng): phân vùng ấy sẽ trở thành unallocated. Nên dùng tác vụ này cho thật nhanh thay vì format lại.
- Create (tạo ra phân vùng mới cho phần unallocated) và label (đặt tên ngay phân vùng mới tạo ra nằm tránh lộn vói cái cũ)
- Format (định dạng lại) và Properties (đặc tính từng phân vùng chọn)

3) Cửa sổ bên trái chia làm 3 phần từ trên xuống dưới:
a) Partition Operation (tác vụ sẽ chọn làm cho phân vùng): y như các mục đã có ở thanh công cụ trong mục 2
b) Disk Operation (tác vụ dánh cho đĩa cứng): xoá hết mọi phân vùng của đĩa cứng và tính chất từng đĩa cứng
c) Operation Pending: tác vụ đã định làm và đang thưc hiện ra sao.

No comments:

Post a Comment