Please enable JavaScript to access this page.

Tuesday, November 11, 2008

KỸ THUẬT SÁNG TẠO CƠ BẢN

Bài thứ 2 cũng về chủ đề "Sáng tạo"
    KỸ THUẬT SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trương Lan Anh - Thể theo sách của GS. Phan Dũng)

   “Kỹ thuật sáng tạo” trong KHKT theo trường phái TRIZOLOGY của Liên Xô cũ hiện nay đã được phát triển thành một ngành khoa học khá mạnh ở …Mỹ, Nhật Bản và các nước tư bản khác (!) với tên gọi là CREATOLOGY. Kỹ thuật sáng tạo ngày nay đã trở thành một công cụ cơ bản thường được ứng dụng không chỉ trong khoa học kỹ thuật mà còn trong quản trị kinh doanh (phục vụ cho mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững), không những ứng dụng trong công việc mà ứng dụng được cả trong cuộc sống..

    Chú thích: Các “đối tượng” để sáng tạo không nhất thiết phải là đối tượng kỹ thuật mà bất kỳ đối tượng vật chất hay khái niệm trừu tượng (ví dụ như vấn đề, khó khăn, dự án…). Điều quan trọng là biết áp dụng thủ thuật nào vào trường hợp nào. Đó cũng chính là SÁNG TẠO. “Sáng tạo”, theo cách nhìn của người viết, vẫn có phạm vi ứng dụng nhất định. Để có thể đạt hiệu quả trong sáng tạo, cúng ta phải biết chấp nhận các quan điểm phản biện để có thể ứng dụng linh hoạt và cải tiến chính các sáng tạo đó. Chỉ có như thế, sáng tạo (creativity) mới có thể trở thành đổi mới (innovation) trong thực tế. Và sau cùng, các kỹ thuật sáng tạo có siêu cao đến đâu cũng chỉ là CÔNG CỤ, không phải là giải pháp. GIẢI PHÁP ở trong đầu mỗi chúng ta.

    Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phân nhỏ đối tượng. Đối với những trường hợp khó làm trọn gói một lần thì phải phân nhỏ ra cho vừa sức.
Trong ngôn ngữ quản lý, đây là bước đầu tiên mở đầu cho làm việc nhóm (team working). Đối với một mục tiêu lớn của nhóm, nên phân chia công việc sao cho vừa tiết kiệm được thời gian vừa thuận lợi cho việc tận dụng thế mạnh của mỗi thành viên và phối hợp tốt trong nhóm.
a. Chia đối tượng thành các phần độc lập. Vd: dây cáp quang gồm nhiều sợi cảm quang bó lại, một dự án lớn chia thành các dự án/đề tài nhánh.
b. Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. Vd: các bàn, tủ, thiết bị văn phòng… tháo lắp được.
c. Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng. Vd: báo khổ rộng được in thành những cột nhỏ cho dễ đọc.
Minh họa vui:
Du khách hỏi hướng dẫn viên du lịch: “Nếu tôi lọt hố, rủi gẫy chân, ông đem tôi lên được chứ?”
Hướng dẫn viên du lịch: “Ồ tất nhiên rồi. Tôi đã từng vác một con bò bị gãy chân từ hố sâu lên một cách dễ dàng … (ngập ngừng) chỉ có điều tôi phải xả nó ra làm tư cho vừa một lần mang.


    Nguyên tắc 2: Nguyên tắc chứa trong. “Chứa trong” không chỉ thuần túy mang nghĩa vận chất, nó có thể là khái niệm này nằm trong khái niệm khác.
   a. Một đối tượng được đặc bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba… Vd: tủ chìm trong tường nhà, quần án để trong tủ.
    b. Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong một đối tượng khác. Vd: khí đốt lưu thông trong đường ống dẫn
Minh họa vui:
Vợ một người thợ săn nhận được tin chồng mình bị cọp vồ ở châu Phi. Người ta chở quan tài về, lúc mở ra, chỉ thấy con cọp chết nằm trong. Bà vợ vội đánh điện hỏi:
“Nhầm lẫn khủng khiếp. Con cọp chết, sao nói chồng tôi chết?”
Sau đó bà nhận được điện trả lời:
“Không nhầm lẫn. Con cọp ở trong quan tài, còn chồng bà ở trong con cọp.”


    Nguyên tắc 3: Nguyên tắc dự phòng. Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. Vd: cầu chì, quỹ dự phòng, các biện pháp phòng tránh bệnh (chủng ngừa).
   Minh họa vui:
Nhà khoa học A. Giliaropski thường bực mình vì nhiều người mượn sách của ông mà không trả lại.
Ong nghĩ ra một cách bảo vệ sách. Trên mỗi trang đầu của cuốn sách, ông đều ghi sẵn dòng chữ:
“Quyển sách này lấy cắp từ thư viện của A. Giliaropski”
Từ đó trở đi, sách được trả lại nhanh chóng.


    Nguyên tắc 4: Nguyên tắc tác động theo chu kỳ.
a. Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)
b. Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ
c. Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
Minh họa vui:
    Một khách du lịch nước ngoài mới đến Hy lạp, hỏi người địa phương qua đường xin lửa hút thuốc lá. Người Hy Lạp móc túi lấy một hộp diêm còn đầy, rút ra một que đốt thuốc cho khách rồi vứt luôn hộp diêm vào thùng rác. Khách thấy vậy, tưởng là do dị đoan hay phong tục, ngạc nhiên hỏi lý do. Người Hy Lạp trả lời:
- Ở nước tôi ai cũng biết rằng, cứ đánh nguyên cả hộp diêm thì chỉ một que cháy được. Ngay que đầu tiên châm thuốc cho ông đã cháy, vậy còn giữ lại hộp diêm làm gì nữa?


    Nguyên tắc 5: Nguyên tắc “vượt nhanh”.
a. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. Ví dụ: máy khoan xoay với vận tốc lớn, lướt ván.
Minh họa vui:
Hai sinh viên ở ký túc xá nói chuyện với nhau.
A: Mình để ý, mỗi lần cậu có việc đi qua nhà em C., cậu lại đi rất nhanh, vậy là sao?
B: Có gì đâu, tại tớ không muốn giáp mặt… chủ nợ.

No comments:

Post a Comment