Please enable JavaScript to access this page.

Tuesday, November 4, 2008

10 Điều nên làm để bảo trì máy tính


   Máy tính bị trục trặc trong lúc hoạt động? Thật khó chịu! Làm sao để khắc phục tình trạng này? ĐT-CNTT mách bạn mười mẹo vặt trong bảo dưỡng máy tính, đặc biệt những chiếc máy đã già cỗi. Hy vọng, những mẹo nhỏ này phần nào ngăn chặn những trục trặc của máy, giúp việc phục hồi, sửa chữa dễ dàng hơn.
   1. Backup lại dữ liệu
Khi ổ cứng bị hỏng, dữ liệu "đi tong". Vậy nên phải backup lai dữ liệu bằng cách copy sang các công cụ lưu trữ như CD, USB, backup qua ổ cứng khác... để sau này dựa vào những dữ liệu đã backup ấy khôi phục lại "tài sản" của mình. Thật nguy hiểm nếu bạn không backup dữ liệu thường xuyên. Lần cuối bạn backup dữ liệu của mình là khi nào vậy?
Đối với các file phim, ảnh, nhạc, bạn có thể ghi ra CD hoặc DVD. Đây là điều rất nên làm hàng quý, nửa năm hoặc một năm một lần. Đối với các dạng file khác, sao chép chúng ra một ổ cứng gắn ngoài. Với ổ cứng di động này bạn có thể sử dụng dữ liệu của mình khi cần. Việc sao lưu này tuy đơn giản nhưng an toàn và hiệu quả.
Một giải pháp khác là sử dụng chương trình Foldershare để đồng bộ hóa dữ liệu giữa hai máy tính đang sử dụng. Việc này cho phép bạn đồng bộ hóa dữ liệu của máy tính ở nhà và máy tính tại công sở, từ đó, có thể truy xuất dữ liệu trong máy tính ở nhà khi đang ở nơi làm việc và ngược lại.
Tạo một file ảnh của toàn bộ ổ cứng ngay sau khi cài hệ điều hành cho phép phục hồi lại mọi dữ liệu cần thiết khi cài lại hệ điều hành. Phần mềm ghost khá phổ biến để thực hiện công việc này. Ngoài ra Acronis True Image 11 cũng khá tốt.
    2. Lau chùi bụi trên máy tính
Nhiều người sử dụng máy tính thường xuyên nhưng không để ‎ máy bám bụi kinh khủng. Ngoài việc mất vệ sinh và thẩm mỹ, bụi còn hạn chế khả năng giải nhiệt của máy dẫn đến hiệu năng giảm sút và tuổi thọ bị rút ngắn. Cách dễ nhất là sử dụng bình thổi bụi, tháo nắp thùng máy ra và thổi hết lớp bụi bên trong. Vỏ ngoài thùng máy có thể lau được bằng giẻ ướt, vắt khô. Cẩn thận khi lau chùi bên trong nếu không muốn làm hỏng các mạch điện. Tốt nhất là lau chùi máy tính mỗi 12-18 tháng một lần là thích hợp.
Ngoài ra bạn nên chú trọng xem xét tản nhiệt của CPU và card đồ họa vì bụi thường hay bám vào nhưng nơi này. Tháo ra và lau chùi tản nhiệt này hoặc sử dụng bình thổi bụi để làm sạch chúng. Khi mở nắp case, cắm điện và bật máy để xem những quạt nào còn hoạt động. Thay thế những quạt đã chết hoặc phát ra tiếng ồn khi quay (dấu hiệu thông thường của một chiếc quạt sắp hỏng). Nếu bụi hoặc vết bẩn bám chặt trên bề mặt mainboard, hãy dùng bông gòn tẩm cồn để chùi (nhớ ngắt điện trước khi chùi!).
    3. Lau chùi, dọn dẹp cáp và những thứ khác
Thường đằng sau máy tính là một mớ hỗn độn những dây nhợ và bụi. Tranh thủ những lúc lau chùi bàn làm việc và sàn nhà để dọn dẹp vệ sinh sân sau của chiếc máy nhé! Mặc dù không cải thiện tốc độ hay tuổi thọ của máy tính, nhưng một góc làm việc gọn gàng và sạch bụi ắt sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Việc vệ sinh này còn giúp tránh chúng bị ăn mòn và ảnh hưởng đến các đầu cắm. Nếu sử dụng nhiều thiết bị ngoại vi, hãy dùng dây kẽm cột các loại cáp hoặc sử dụng một hộp đựng cáp như trong hình.
Trước và sau khi sắp xếp lại dây cápTrước và sau khi sắp xếp lại dây cáp
10 dieu nen lam de bao tri may_H2.jpg
Hậu quả của việc hút thuốc gần máy tínhHậu quả của việc hút thuốc gần máy tính
Chú ý:
- Khi lau chùi bàn làm việc, đừng quên lau cả màn hình máy tính. Đối với màn hình CRT, có thể dùng bất cứ loại dung dịch rửa kính nào, nhưng màn hình LCD thì không. Sử dụng một mảnh vải sạch và mịn hoặc các dung dịch dành riêng cho màn hình LCD.
- Lật ngược bàn phím để rũ bụi hoặc tháo toàn bộ các phím ra và lau chùi. Nhớ chụp ảnh bàn phím trước khi tháo để gắn lại đúng vị trí. Nếu bàn phím của bạn quá bẩn, hãy sử dụng máy rửa chén.
- Xem xét lại vị trí đặt máy tính: Nên đặt ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và các nguồn nhiệt. Điều này sẽ tăng cường tuổi thọ của máy.
- Các thiết bị điện tử rất dễ hấp thụ mùi, ngay cả thùng máy kim loại cũng giữ lại mùi thuốc lá. Thêm vào đó, trên board mạch những chiếc máy tính của những kẻ nghiện thuốc đều có một lớp bụi và nhựa thuốc lá. Nếu không thể bỏ thuốc thì ít nhất cũng đừng hút thuốc gần máy tính.
4. Sắp xếp đĩa cài
Cất đĩa phần mềm và driver ở chung một nơi gần máy tính. và trong tầm tay để tiện cho việc bảo trì hoặc sửa chữa máy tính. - bạn không biết được sẽ cần đến những gì trong suốt quá trình cài đặt, vì thông thường bạn không nhận ra mình thiếu gì cho đến khi cần đến nó.
   5. Quét virus và spyware thường xuyên
Máy tình nối mạng internet cần có chương trình diệt virus và spyware. Các loại phần mềm này rất đa dạng, từ miễn phí như AVG Anti-Virus cho đến có giá cao như Norton hay Kaspersky. Phần lớn các chương trình diệt virus sẽ theo dõi hệ thống liên tục nên bạn sẽ không cần quét virus mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng không thừa nếu quét virus ít nhất mỗi tháng một lần.
Một số phần mềm diệt virus còn bảo vệ bạn chống lại adware và spyware. Nếu phần mềm của bạn không có tính năng này, hãy sử dụng AdAware và Spybot, đây là hai phần mềm khá thông dụng và miễn phí. Mặc dù không nguy hiểm như virus, adware và spyware có thể khiến máy tính chạy chậm hơn rất nhiều và làm lộ các bí mật cá nhân của bạn. Quét spyware và adware mỗi khi bạn quét virus.
   6. Dọn dẹp phần mềm
Thỉnh thoảng, hãy xem sơ qua mục "Add or Remove Programs" trong Control Panel. Nếu thấy phần mềm nào không dùng đển nữa, đừng ngần ngại remove. Tiện thể xóa luôn những toolbar không cần thiết. Đừng xóa nhầm driver của các thiết bị phần cứng nhe! Bạn có thể tìm thấy tiện ích khá hữu dụng, cho phép nhìn tổng quan các dữ liệu lưu trữ trong ổ cứng tại địa chỉ web này http://www.steffengerlach.de/freeware/.
   7. Dọn dẹp hệ điều hành
Windows không phải là hệ điều hành hiệu quả nhất nên cũng cần được để mắt đến. Hệ điều hành này lưu lại số lượng lớn thông tin không cần thiết dưới dạng file "tạm" (temporary), bao gồm những kết quả tìm kiếm gần đây hoặc những tập tin bạn vừa xem. Lượng thông tin không cần thiết này Windows không bao giờ tự xóa. Phần mềm có tên CCleaner sẽ tự động giúp bạn dọn sạch những dữ liệu không cần thiết này.
   8. Cập nhật
Thường xuyên cập nhật phần mềm và driver cho phần cứng, bao gồm cả cập nhật cho Windows (lưu ý nếu bạn dùng một bản Windows bẻ khóa không có bản quyền thì việc cập nhật có thể làm hỏng Windows). Tốt nhất, nên vào trang web của nhà sản xuất-cung ứng, tìm mục "support", sau đó chọn mục "downloads" và tìm tên sản phẩm cần cập nhật. Nếu gặp trục trặc với phần cứng hoặc phần mềm, nhớ tìm các bản vá và cập nhật. Khi nhiều người cùng gặp một vấn đề như bạn, nhà sản xuất sẽ sớm đưa ra giải pháp trên website của mình.
Nếu không rành thì đừng đụng đến BIOS của mainboard. Việc cập nhật BIOS khá khó, và nếu làm không đúng cách bạn có thể sẽ phải cần thợ để sửa. Nếu có một bản cập nhật được tung ra để sửa một lỗi đang gặp phải, hãy cẩn thận làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    9. Defragment
Một khi đã dọn dẹp xong ổ cứng, đây là lúc để defragment. Nói nôm na, đây là quá trình sắp xếp lại các file trong máy, giúp ổ cứng truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Công cụ defragment của Windows (Start > All Programs > Accessories > System Tools > Disk Defragmenter) hoạt động khá tốt.
    10. Trang bị thêm kiến thức
Và cuối cùng, hãy tìm đọc thêm những bài viết tương tự, Có thêm nhiều kiến thức về máy tính thường sẽ ít gặp khó khăn hơn. Ít ra, khi lên đời chiếc máy tính mới, bạn đã "lận lưng" thêm một số kiến thức so với lúc còn chiếc máy tính cũ.
________
(Theo PugetSystems) - Điện tử - CNTT

No comments:

Post a Comment